Hình thành tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường có vai trò quan trọng. Khoa Kinh tế - Quản trị, Nền tảng trò chơi xổ số Việt Nam hiện nay quản lý, đào tạo 05 ngành/ chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội bao gồm: Quản trị kinh doanh, Quản trị Dịch vụ du lịch Lữ hành, Quản trị văn phòng, Kinh tế tổng hợp, Phát triển nông thôn. Thời gian qua Khoa Kinh tế - Quản trị đã triển khai nhiều hoạt động mang tính đột phá góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, lý thuyết gắn với thực hành, thực tiễn, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, trong đó phải kể đến là hoạt động đào tạo, hỗ trợ, định hướng khởi nghiệp cho sinh viên trong Nhà trường, cụ thể:
Thứ nhất, Tăng cường thực hành trong giảng dạy Học phần Khởi nghiệp:
Học phần Khởi nghiệp được Nhà trường đưa vào chương trình đào tạo đối với khối ngành Kinh tế từ năm học 2018-2019, thay thế cho học phần Khởi sự và tái lập doanh nghiệp trước đây. Bài giảng Học phần Khởi nghiệp được thảo luận và biên soạn kỹ lưỡng, khoa học, thường xuyên cập nhật kiến thức lý thuyết và thực tiễn mới. Các giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn và kinh nghiệp thực tế vững vàng, từng trải nghiệm hoạt động bán hàng và kinh doanh thành công. Trong quá trình giảng dạy học phần Khởi nghiệp, giảng viên xây dựng các modun kiến thức để trang bị cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu được Bản chất của khởi nghiệp; Tinh thần khởi nghiệp; Làm thế nào để trở thành một doanh nhân thành công; Cách xây dựng một ý tưởng và lựa chọn cơ hội kinh doanh; Lựa chọn hình thức pháp lý khi khởi nghiệp như thành lập Công ty (Có thể lựa chọn loại hình công ty gồm Công ty TNHH, Công ty TNHH MTV, Công ty CP, Công ty Hợp danh, Công ty tư nhân), Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể..; Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch/phương án kinh doanh, và các bước triển khai khởi nghiệp; Tổ chức và vận hành doanh nghiệp. Học phần cũng giới thiệu về mô hình Hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam để sinh viên có cái nhìn tổng thể về phong trào khởi nghiệp hiện nay, cũng như biết được những chính sách, chương trình hỗ trợ từ phía nhà nước Việt Nam đối với các cá nhân/doanh nghiệp khởi nghiệp, những quĩ đầu tư trong và ngoài nước cấp vốn cho các dự án khởi nghiệp, v.v…
Bên cạnh đó, Học phần Khởi nghiệp đặc biệt chú trọng xây dựng các modun bài tập thực hành: Tổ chức thực hành mô hình kinh doanh mũ tại lớp học; Lập một dự án kinh doanh; Bài tập ước lượng doanh thu, chi phí, lợi nhuận, ước lượng dòng tiền… Từ đó giúp đánh giá dự án khởi nghiệp có khả thi hay không, có đủ vốn để kinh doanh không, v.v…
Giờ thực hành kinh doanh mũ học phần Khởi nghiệp của lớp K6ĐH.QTKD
Theo khát sát nhanh của các giảng viên dạy học phần Khởi nghiệp, hầu hết sinh viên đều rất hào hứng và sáng tạo đặc biệt khi các em được viết và trình bày ý tưởng kinh doanh của mình, được tham gia trực tiếp kinh doanh thông qua trò chơi kinh doanh mũ. Nhiều nhóm sinh viên có những ý tưởng kinh doanh rất độc đáo và nhân văn như: Kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ sau sinh, đặc biệt là cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, hay ý tưởng Kinh doanh phụ kiện cho thú cưng, mở quán Cà phê - thú cưng. Các em chuẩn bị bài rất nghiêm túc và tự tin thuyết trình trước lớp về ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên sinh viên cũng chia sẻ những băn khoăn, còn e ngại nếu khởi nghiệp như: không có vốn, không có kinh nghiệm, chưa biết bắt đầu công việc kinh doanh từ đâu, v.v… Trước những băn khoăn của sinh viên, các giảng viên giảng dạy đều lắng nghe, chia sẻ, góp ý và định hướng thêm cho các em về vấn đề này: Để khởi nghiệp không lên nóng vội, có tinh thần khởi nghiệp là rất tốt nhưng chưa đủ, mà cần chuẩn bị hành trang cho khởi nghiệp một cách kỹ lưỡng để hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh. Từ đó hoàn thiện dần kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; Khi mới ra trường không nhất thiết khởi nghiệp ngay, bởi không phải sinh viên nào cũng có xuất thân từ gia đình có truyền thống về kinh doanh, do vậy thời gian đầu khi vừa ra trường, các em có thể:
(1) Đầu quân đi làm thuê một thời gian cho một Công ty nào đó thuộc lĩnh vực mà mình đam mê để học hỏi kinh nghiệm, vừa có thu nhập và tích lũy vốn. Trong thời gian này các em cũng có thể vừa đi làm thuê vừa tập kinh doanh.
(2) Khi khởi nghiệp, thì các em nên xuất phát điểm từ qui mô nhỏ, dần dần phát triển thành qui mô lớn, chậm mà chắc để hạn chế rủi ro. Chú trọng hiệu quả kinh doanh chứ không quá chú trọng qui mô.
Sinh viên đại học ngành Quản trị kinh doanh lớp K6.QTKD trình bày ý tưởng và kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp
Giảng viên cũng động viên, khuyến khích các em tập kinh doanh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua những hình thức phù hợp như: Bán hàng online theo hình thức làm cộng tác viên cho một cửa hàng/doanh nghiệp nào đó, không cần nhiều vốn, thậm chí là không cần vốn hoặc tự nhập hàng bán online từ qui mô nhỏ, v.v…
Thứ hai, Tổ chức các buổi tọa đàm về khởi nghiệp: Khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0; Sinh viên khối ngành Kinh tế với khởi nghiệp.
Thứ ba, Tổ chức các lớp kỹ năng về khởi nghiệp: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số 4.0 vào kinh doanh, Kỹ năng bán hàng qua Facebook, Kỹ năng tổ chức nhân sự, Kỹ năng quản trị kinh doanh, Kỹ năng tổ chức hội họp…
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, các ý kiến, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của UBND tỉnh, Thành ủy Hải Dương, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, bệnh Covid-19 Nhà trường về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội. Trước tình hình đó, Nhà trường đã có thông báo hướng dẫn, triển khai công tác đào tạo từ xa để ứng phó với dịch bệnh. Giảng viên toàn trường nói chung và giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị, bộ môn Khởi nghiệp nói riêng đã có những sáng kiến linh hoạt, hiệu quả trong tổ chức hội thảo chuyên môn và thảo luận, hướng dẫn thực hành cho sinh viên thông qua phần mềm trực tuyến Room, Microsoftonline, Sky,…
Bộ môn Quản trị kinh doanh hội thảo khoa học trực tuyến có sự tham gia của sinh viên
Giảng viên sử dụng phần mềm Room để hướng dẫn sinh viên ứng dụng công cụ Google Docs vào thiết kế phiếu khảo sát nghiên cứu thị trường và thực hành khảo sát trực tuyến
Thứ tư, Tổ chức cho sinh viên đi trải nghiệm, thực tế, thực tập: Xây dựng kế hoạch, chương trình đưa sinh viên đi trải nghiệm, thực hành thực tập tại doanh nghiệp, thăm quan các mô hình sản xuất kinh doanh (Nông trại sản xuất nông nghiệp, Nông trại chăn nuôi, Trang trại rau sạch công nghệ cao,… ).
Thứ năm, Tạo sân chơi bổ ích để sinh viên tham gia rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp: Thành lập các câu lạc bộ (Câu lạc bộ Thuyết trình, Câu lạc bộ MC và tổ chức sự kiện, Câu lạc bộ Khởi nghiệp, Câu lạc bộ Ngoại ngữ, Câu lạc bộ Thể thao…); Tổ chức cuộc thi sáng tác video về các ngành nghề đào tạo của khoa, nhà trường; Phát động phong trào “Lớp học xanh”.
Thứ sáu, Kết nối doanh nghiệp hỗ trợ nguồn hàng cho sinh viên khởi nghiệp có nhu cầu: Dưới hình thức không cần đầu tư vốn, bán đến đâu lấy hàng đến đó, không bán được trả lại hàng, hưởng giá chênh lệch theo sản phẩm bán được mà không cần phải bỏ vốn nhập hàng dự trữ.
Thứ bẩy, Hỗ trợ tư vấn, truyền thông, kết nối khách hàng, đối tác cho sinh viên đang khởi nghiệp trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường và đối với cả sinh viên đã ra trường.
Từ những hoạt động thiết thực trên, không chỉ hình thành tinh thần khởi nghiệp mà còn tạo động lực, bàn đạp cho sinh viên khởi nghiệp sớm. Nhiều sinh viên ngay khi ngồi trên ghế Nhà trường đã mạnh dạn kinh doanh dưới nhiều hình thức như mở cửa hàng offline, bán hàng online,…
Một số thông tin và hình ảnh kinh doanh của sinh viên
Nền tảng trò chơi xổ số Việt Nam nói chung, Khoa Kinh tế - Quản trị nói riêng luôn không ngừng nỗ lực hoàn thiện các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông,… nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng tôi luôn hướng tới xây dựng và phát triển Nền tảng trò chơi xổ số Việt Nam là Trường đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội có chất lượng ở Việt Nam và từng bước tiếp cận trình độ quốc tế; thực hiện vai trò, trách nhiệm là Trường Đại học trọng điểm, đầu ngành của Tỉnh; phục vụ tốt nhất và hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bài viết: Giảng viên Lê Thị Nguyệt (Trung tâm DV Quản trị - Du lịch)