Nền tảng trò chơi xổ số Việt Nam Nền tảng tin cậy

Một số kỹ năng cần trang bị để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19

Trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới và ở Việt Nam, việc cập nhật tình hình dịch bệnh dường như đã trở thành một thói quen của mỗi người nhưng với rất nhiều các nguồn tin như hiện nay, có thể một số hay nhiều người sẽ tiếp nhận các tin không đúng và làm cho chính bản thân mình hoang mang, lo sợ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới công việc, tâm lý của mỗi người. Vì vậy, việc trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức phòng tránh dịch bệnh hay kỹ năng trong lựa chọn được thông tin chính thống, chuẩn xác là vô cùng quan trọng. Bởi khi chúng ta lựa chọn và áp dụng những thông tin chính xác sẽ giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước dịch bệnh Covid-19.

Bài viết xin đưa ra một số kỹ năng cần thiết đối với mỗi người trong tình hình dịch bệnh hiện nay:

Kỹ năng thực hiện Qui trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế: 

Rửa tay là “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng chống dịch bệnh được Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo thực hiện. Người dân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ cần xây dựng kỹ năng và thói quen rửa tay bằng xà phòng đúng cách. Chúng ta nên thực hiện việc rửa tay theo 06 bước sau:

 

Kỹ năng Phòng tránh lây nhiễm:

 - Thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người và không được tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện từ 0h ngày 28/3/2020; duy trì khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp với mọi người, tránh đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm Covid-19, luôn đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài; hạn chế chạm tay vào đồ vật nơi công cộng; thực hiện vệ sinh tay chân, toàn thân, thay quần áo khi về nhà. 

- Giữ nhà cửa, văn phòng làm việc luôn sạch sẽ, khô thoáng bởi virus hoạt động yếu hơn khi nhiệt độ nóng. Vì virus Corona là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng tại nhà, lớp, văn phòng hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của Covid-19.

- Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ sao cho vừa phong phú vừa đủ chất, thường xuyên uống thêm nước ấm và tăng cường tập luyện để nâng cao sức khỏe.

- Thực hiện việc đeo khẩu trang một cách triệt để, khi đeo và khi tháo khẩu trang chúng ta chỉ cầm vào dây quai đeo, không chạm tay vào bề mặt của khẩu trang.. Đối với khẩu trang vải, chúng ta có thể giặt, ngâm muối khử khuẩn và dùng lại; đối với khẩu trang Y tế dùng 1 lần khi tháo bỏ, chúng ta bỏ vào thùng rác đậy kín, không vất khẩu trang bừa bãi.

- Khi bản thân thấy có dấu hiệu nhiễm bệnh Covid-19 tuyệt đối không tự đi khám, hãy gọi số 19009095, 19003228 của Bộ Y tế, hay số điện thoại đường dây nóng của tỉnh Hải Dương 0866028926, của Sở Y tế Hải Dương 0868529300, của thành phố Hải Dương 0868529311 và ngoài ra chúng ta có thể tìm số điện thoại đường dây nóng của các tỉnh, thành phố khác khi sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google.

- Việc đến thăm nhà người thân hoặc bạn bè cũng cần cân nhắc thật cẩn thận vì trong lúc dịch bệnh chúng ta cần hạn chế tối đa việc này để tránh nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc.

- Khi chúng ta có vấn đề về sức khỏe và có lịch thăm khám hàng tháng thì nên nói chuyện với bác sĩ về việc dự trữ thuốc theo toa trong 2-3 tháng để phòng tránh dịch Covid-19 hiệu quả, chỉ đi khám khi thực sự cần thiết.

Kỹ năng Thu thập và xử lý thông tin:

Trước tình hình  ngày càng phức tạp ở trong nước khi số ca dương tính đã lên tới con số 204 ca (sáng ngày 31/3), số ca nghi nhiễm là hàng trăm khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Việc tiếp cận nhiều với , khi nguồn thông tin trái chiều được cập nhật thường xuyên, chính mỗi người cũng phải biết chọn lọc và có tư duy phản biện trước khi chia sẻ thông tin để tránh gây tâm lý hoang mang cho người khác. Những thông tin chia sẻ chưa được kiểm chứng vô tình sẽ khiến nhiều người thêm lo lắng. Để phòng chống dịch bệnh, trước hết mỗi người phải ý thức được mỗi thông tin mình đưa lên mạng xã hội, hãy đưa thông tin đúng và chia sẻ từ những trang tin chính thống. Và thay vì hoang mang mỗi người hãy học cách sống tích cực trong thời gian này bằng việc ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao, không tụ tập bạn bè, đi chơi, , hạn chế ra ngoài...

Đọc kỹ thông tin trước khi lựa chọn sản phẩm, đặc biệt với sản phẩm nước rửa tay khô chúng ta nên chọn sản phẩm đã được Cục Quản lý môi trường Y tế cấp số đăng ký lưu hành. Chúng ta không nên chọn nước rửa tay khi nhãn sản phầm này không ghi rõ hàm lượng cồn và các loại vi khuẩn mà sản phẩm có thể diệt. Các sản phẩm này thường chứa hàm lượng cồn dưới 60% và không đủ để diệt được virus gây bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Kỹ năng Chuẩn bị tâm lý vững vàng và tự chăm sóc bản thân:

Cùng với việc thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với toàn dân thì hiện nay việc mỗi người chúng ta hãy chuẩn bị tâm lý tốt để phòng chống dịch bệnh là rất cần thiết. Chúng ta hãy làm đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế và hãy giả định rằng chẳng may chúng ta bị mắc Covid-19 thì chúng ta sẽ như thế nào. Việc đưa ra các giả định đó sẽ giúp chúng ta có một tâm lý ứng phó chủ động và chẳng may bị mắc Covid-19 thì tâm lý vững vàng, ổn định sẽ tăng thêm liều thuốc tích cực để chúng ta chiến thắng bệnh tật.

  Ngoài ra, việc hướng dẫn con của chúng ta các kỹ năng sống một mình, hoặc sống trong môi trường thiếu sự chăm sóc của người thân trong gia đình là rất cần thiết. Bởi chẳng may bố mẹ bị mắc bệnh và phải đi đến địa điểm cách ly thì lúc đó các con sẽ ứng phó như thế nào trong tình huống đó để tránh việc bị sốc, thậm chí là hoảng loạn, mất phương hướng khi đột ngột chuyển môi trường sống như thế. Vậy nên các bố mẹ hãy trang bị cho con những kỹ năng thích ứng với môi trường sống như thế. Trong khi trò chuyện cùng con, bố mẹ nên đặt ra những giả thiết về thiên tai, dịch bệnh và gia đình rơi vào cảnh mỗi người phải di tản đến sống ở một môi trường khác. Đưa ra tinh huống thử thách khả năng sống xa bố mẹ, phải hòa nhập với điều kiện sống không giống như nhà mình như thế nào, chế độ ăn uống khi bị cách ly ở bệnh viện ra sao… Và như vậy sẽ giúp trẻ vững vàng hơn về tâm lý và trẻ có thể biết cách ứng phó trong những tình huống không may xảy ra.

Có thể nói, trong mấy ngày nay số ca nhiễm tăng lên từng ngày, điều đó cho thấy mọi người càng nên cẩn thận, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Y tế. Mỗi chúng ta cần nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, tuy nhiên cũng không nên có thái độ kỳ thị đối với những người nhiễm. Và chúng ta cũng  không vì những thông tin về số người nhiễm mà hoang mang, lo lắng, bởi với sự tận tâm, trách nhiệm với cộng đồng của các cán bộ Y tế, chúng ta tin rằng Việt Nam sẽ luôn luôn chủ động trước dịch bệnh. Các trường hợp đang được điều trị Covid-19 có dấu hiệu tốt lên từng ngày. Đến ngày 31/3/2020, đã có 55 trường hợp đang được điều trị  đã bình phục và cho kết quả xét nghiệm âm tính từ 2-4 lần với Covid -19. Đây là một tín hiệu rất mừng của Việt Nam, bởi chúng ta tin rằng với sự ra quân đồng bộ của Đảng, Chính phủ và các cấp và với thái độ tích cực của mỗi người dân, chúng ta sẽ chiến thắng Đại dịch.

Một số kỹ năng trên chưa nói hết được những việc mỗi người chúng ta phải thực hiện để phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách tốt nhất, tuy nhiên với sự ý thức của  mỗi người khi thực hiện các kỹ năng đã nêu ở trên sẽ giúp chúng ta hạn chế được tối đa sự lây nhiễm virus. Mỗi người có ý thức, trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh sẽ là những mắt xích rất cần thiết để cùng chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi Covid-19, bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước hiểm họa của một Dịch bệnh nguy hiểm.

                                                                                              Tin, bài: Thu Trang (TT Khởi nghiệp & PT kỹ năng xã hội)